© 2022 Scott Do’s Blog Created by The Story Communication

KỸ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

Sau 3 tuần nằm viện thì ba mình cũng đã được về nhà nghỉ ngơi và tịnh dưỡng, để sau đó cũng 3 tuần sẽ tiếp tục vào giai đoạn hóa – xạ trị.  Nghe thời gian có vẻ là dài nhưng mất hết 1 tuần để làm xét nghiệm – 1 ngày mổ – 2 ngày hồi sức – 10 ngày nghỉ ngơi theo dõi tại bệnh viện. Vì may mắn được mổ nội soi nên sau 2 ngày là ba mình bình phục gần 80% và có thể xuất viện 3 ngày sau đó nhưng có biến chứng xuất hiện (cũng gọi là đáng kể) nên phải nằm lại theo dõi thêm.

 

Mình từng nằm viện 1 mình trong 10 ngày khi bị covid trước đó, và cũng vì cái tính OCD thích sạch sẽ và không thích đeo phụ kiện nên khi dính 1 đống dây truyền nước mình rất khó chịu buộc mình phải suy nghĩ cách để tự xử lí vì điều dưỡng họ sẽ khá bận với các bệnh nhân khác chứ không phải chỉ chăm sóc 1 mình bạn. Và từ đó khi chăm ba, mình cũng có nhiều kinh nghiệm xử lí hơn + thêm 1 chút nhanh nhạy.

 

Và sau đây là những kỹ năng chăm sóc người bệnh mình chia sẽ và cũng hi vọng sẽ không có ngày các bạn phải dùng tới:

 

1. Phòng bệnh như nhà mình: Ngó trước nhà vệ sinh làm sao để sạch sẽ nhất, nếu bẩn hãy tự tay làm 1 cách tương đối. Trang bị đầy đủ mọi thứ từ tô, chén, ly, … và những thứ như xà bông, xịt khuẩn tay, gỗ đốt thơm phòng, dầu bôi, thực phẩm dinh dưỡng, bánh kẹo, … nói chung càng đầy đủ càng tốt. Sẽ hơi lỉnh khỉnh nhưng trang bị không gian phòng bệnh như phòng ngủ nhà mình sẽ tạo tinh thần thoải mái cho người bệnh và hỗ trợ cho việc hồi phục nhanh hơn. Và quan trọng là nếu có điều kiện hãy đặt phòng 2 giường để có được sự thoải mái tốt nhất, tại sao không phải là 1 giường ? vì bạn sẽ phải chạy đi chạy lại liên tục nên sẽ có người trông nom hộ, hỗ trợ bạn nếu có vấn đề và cũng có người nói chuyện đỡ buồn.

 

2. Học lóm kỹ năng điều dưỡng: rút/nạp các bình nước, đo huyết áp, đo nhiệt độ, … 1 sự thật là các chị em điều dưỡng rất bận, họ chỉ lướt qua bạn như 1 cơn gió và nếu bạn cần họ giúp đỡ thì đâu đó chắc sẽ mất rất nhiều thời gian. (trừ trường hợp phải cấp cứu). Để học được tốt và không làm sai bạn cần nhìn lóm cách họ làm, hỏi thêm người quen có chuyên môn, hoặc lên mạng tìm thêm thông tin. Và cũng đừng lo lắng là cũng khá dễ làm.

 

Chị Cao Như Hoa – Founder TMV Như Hoa là người đã hướng dẫn tôi về kỹ năng này rất nhiều từ mùa tôi bị Covid năm ngoái. Cám ơn chị nhiều.

 

3. Truyền đạt thông tin: Đây gần như là kỹ năng quan trọng nhất, bác sĩ bận hơn điều dưỡng rất nhiều nên mỗi ngày họ chỉ dành cho bạn tầm 5 phút để hỏi thăm sức khỏe và khám bệnh trước khi có quyết định. Nên việc bạn cần làm là cung thấp thông tin rõ ràng và chi tiết nhất để họ có quyết định chính xác nhất, và cũng để bạn đỡ phải mắc công làm lại những xét nghiệm không đáng có gây ra mệt mỏi cho người bệnh và mất thời gian rất nhiều.

 

4. Xây dựng mối quan hệ: Bạn sẽ phải kết nối với tất cả từ bác sĩ, điều dưỡng đến cô lao công trực phòng. Ở viện 2 ngày mới thay đồ 1 lần nhưng vì mối quan hệ với cô lao công tốt nên mình có thể thay đồ cho ba mỗi ngày 1 lần. Bạn nên xin số điện thoại của tất cả các bác sĩ vào khám cho người nhà bạn, add zalo để liên hệ trao đổi khi cần thêm thông tin hoặc hỏi về triệu chứng nào đó. Và để dễ hơn thì bạn nên có “bồi dưỡng” cho những người bạn cần kết nối, nếu không biết hãy hỏi giường bên cạnh.

 

5. Khảo sát xung quanh bệnh viện: tìm chỗ ăn uống, mua đồ, di chuyển, … làm sao bạn có thể rành được đường đi lối về 1 cách tối ưu nhất để tiết kiệm thời gian cho bạn ra thì còn hướng dẫn người thân vào thăm nuôi. Và nếu bạn hoặc người bệnh là kén ăn uống, muốn ăn ngon thì nên đảo 1 vòng cung đường xung quanh bệnh viện để tìm quán. Ăn ngon cũng đóng góp vào sự hồi phục rất cao.

 

Cũng còn rất nhiều nhưng chắc mình dừng ở đây, và cũng hi vọng không 1 ngày nào đó bạn sẽ cần đến. Nếu xui rủi phải cần thêm thông tin, cứ nhắn với mình qua thông tin ở phần trang chủ.

 

Thân.

Scott Do

Scott Do

Business Man l Managing Director l Marketer l Investor l Crypto Man